Chơi game Sâm lốc

    Chơi game Poker

    Chơi game tiến lên miền nam đếm lá

    Chơi game Tiến lên Miền nam
    • RegisterChơi game Tài xỉu
    • LoginChắn
    • Mậu Binh
    • Tiến Lên
    • Tá lả - Phỏm
    • Chơi game binh chợ lớn
    • [[global:header.categories]]Chơi game Cờ Úp
    • [[global:header.recent]]
    • [[global:header.tags]]
    • [[global:header.popular]]
    • [[global:header.users]]
    • [[global:header.groups]]
    • [[global:header.search]]
    1. Home
    2. VuHoang
    V
    • Chat with VuHoang
    • Profile
    • Following
    • Followers
    • Topics
    • Posts
    • Best
    • Groups
    Số CMND/Hộ chiếu Xác nhận bởi Sàn Giao dịch Vận tải
    Địa chỉ : Hà Nội

    Chơi game tiến lên miền nam đếm lá

    Chơi game tiến lên miền nam đếm lá

    0
    Reputation
    65
    Posts
    866
    Profile views
    0
    Followers
    0
    Following
    Joined Last Online
    Website vinalineslogistics.com.vn/ Location Hà Nội

    VuHoang Follow
    administrators

    Chơi game tiến lên miền nam đếm lá

    • Khai báo Hải quan và các dịch vụ phụ trợ khai báo

      Kính chào toàn thể anh chị em!

      Bên công ty em có đội ngũ thanh niên chuyên nghiệp - cơ động - trách nhiệm cao. Bên em xin nhận làm thủ tục khai báo Hải quan và các dịch vụ phụ trợ khai báo (Kiểm dịch, xin giấy phép nhập khẩu, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, etc) tại các cửa khẩu Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

      Ai có nhu cầu xin liên hệ:

      • Mr. Vũ Hoàng
      • Sđt: 0945.211.058
      • Skype: Hoangvu19891

      Trân trọng!

      posted in Dịch vụ logistics khác
      V
      VuHoang
    • Thủ tục hải quan điện tử hủy nguyên vật liệu, sản phẩm, phế liệu, phế phẩm

      I. Trình tự thực hiện:

      1. Đối với doanh nghiệp chế xuất.
      • Đối với nguyên vật liệu, sản phẩm:
      • Trước khi tiến hành hủy nguyên vật liệu, sản phẩm, DNCX phải khai thông tin Chứng từ hủy nguyên vật liệu, sản phẩm theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng quy định tại Mẫu số 11 Phụ lục XIII Quyết định 52/2007 /QĐ-BTC.
      • Nộp thuế theo quy định của pháp luật về Thuế.
      • Đối với phế liệu, phế phẩm.
      • Đối với phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức đã đăng ký với cơ quan hải quan, DNCX tự tổ chức tiêu hủy theo quy định, không phải khai báo và không phải nộp thuế.
      • Đối với phế liệu, phế phẩm không nằm trong định mức đã đăng ký với cơ quan hải quan, trước khi tiến hành tiêu hủy, DNCX khai thông tin Chứng từ hủy phế liệu, phế phẩm theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng quy định tại Mẫu số 11 Phụ lục XIII Quyết định 52/2007 /QĐ-BTC và không phải nộp thuế.
      • Đối với phế liệu, phế phẩm còn giá trị thương mại, không nằm trong định mức đã đăng ký với cơ quan hải quan, trước khi tiến hành bán vào nội địa, DNCX khai thông tin chứng từ xuất hàng vào nội địa theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng quy định tại Mẫu số 5 Phụ lục XIII Quyết định 52/2007 /QĐ-BTC và không phải nộp thuế.
      1. Đối với doanh nghiệp nội địa.
        Đối với phế liệu, phế phẩm còn giá trị thương mại doanh nghiệp chế xuất bán vào nội địa, doanh nghiệp nội địa mở tờ khai nhập khẩu theo loại hình mua bán quy định tại Chương IV Quy định này và nộp thuế theo quy định.

      2. Đối với cơ quan hải quan:

      • Tiếp nhận, phản hồi, kiểm tra thông tin thực hiện tương tự thủ tục đăng ký hợp đồng gia công quy định tại Phần I, Mục I, Phụ lục I Quyết định 52/2007/QĐ-BTC

      II. Cách thức thực hiện:
      Gửi, nhận thông tin qua hệ thống máy tính của doanh nghiệp đã được nối mạng qua C-VAN

      • Thành phần, số lượng hồ sơ:
      1. Thành phần hố sơ bao gồm:
      • Chứng từ hủy nguyên vật liệu, sản phẩm theo Mẫu số 11 Phụ lục XIII Quyết định 52/2007 /QĐ-BTC.
      1. Số lượng hồ sơ: 01(bộ)

      III. Thời hạn giải quyết: chưa quy định cụ thể

      • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
      • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
      • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục hải quan điện tử
      • Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
      • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan điện tử
      • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: phê duyệt thủ tục hủy nguyên vật liệu, sản phẩm, phế liệu, phế phẩm.
      • Lệ phí (nếu có): không
      • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a):
      • Chứng từ hủy nguyên vật liệu, sản phẩm - Mẫu số 11 Phụ lục XIII- Quyết đinh 52/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy định về thí điểm thủ tục Hải quan điện tử;
      • Chứng từ đưa hàng vào nội địa; chứng từ giao hàng sang doanh nghiệp chế xuất khác- Mẫu số 5 Phụ lục XIII Quyết định 52/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy định về thí điểm thủ tục Hải quan điện tử.
      • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

      -Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

      • Luật hải quan số 29/2001 QH10 ngày 29/06/2001
      • Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 29/2001/QH11 ngày 29/06/2001.
      • Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005
      • Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006
      • Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điển tử trong lĩnh vực tài chính
      • Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 Về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử
      • Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy định về thí điểm thủ tục Hải quan điện tử
      posted in Quy định và Văn bản pháp quy
      V
      VuHoang
    • Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

      I. Trình tự thực hiện:

      1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp xuất khẩu ký xác nhận giao hàng cho doanh nghiệp nhập khẩu vào 04 tờ khai hải quan, doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ và doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.
        Nếu quá thời hạn trên, doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ chưa làm thủ tục hải quan thì Hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính về hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ, làm tiếp thủ tục hải quan, không hủy tờ khai.

      2. Thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ
        a) Trách nhiệm của doanh nghiệp xuất khẩu:
        a.1) Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên 04 tờ khai, ký tên, đóng dấu;
        a.2) Giao 04 tờ khai hải quan, hàng hoá và hoá đơn giá trị gia tăng (liên giao khách hàng, trên hoá đơn ghi rõ tên thương nhân nước ngoài, tên doanh nghiệp nhập khẩu, địa điểm giao hàng tại Việt Nam) cho doanh nghiệp nhập khẩu.
        b) Trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu:
        b.1) Sau khi đã nhận đủ 04 tờ khai hải quan, doanh nghiệp nhập khẩu khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp này trên 04 tờ khai hải quan;
        b.2) Nhận và bảo quản hàng hoá do doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ giao cho đến khi Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan;
        Đối với trường hợp hàng hoá thuộc diện miễn kiểm tra thực tế thì được đưa ngay vào sản xuất; đối với trường hợp hàng hoá thuộc diện phải kiểm tra thực tế thì sau khi kiểm tra xong mới được đưa vào sản xuất.
        b.3) Nộp hồ sơ hải quan và mẫu hàng hoá nhập khẩu tại chỗ (đối với hàng nhập khẩu tại chỗ làm nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu) cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ theo quy định, phù hợp với từng loại hình nhập khẩu;
        b.4) Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu lưu 01 tờ khai; chuyển 02 tờ khai còn lại cho doanh nghiệp xuất khẩu.
        c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ:
        c.1) Tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra theo quy định phù hợp với từng loại hình, kiểm tra tính thuế (đối với hàng có thuế) theo quy định hiện hành đối với hàng nhập khẩu. Niêm phong mẫu (nếu có) giao doanh nghiệp tự bảo quản để xuất trình cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu;
        c.2) Tiến hành kiểm tra hàng hoá đối với trường hợp phải kiểm tra;
        c.3) Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên và đóng dấu công chức vào cả 04 tờ khai;
        c.4) Lưu 01 tờ khai và chứng từ doanh nghiệp phải nộp, trả lại cho doanh nghiệp nhập khẩu 03 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất trình;
        c.5) Có văn bản thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ biết để theo dõi hoặc thông báo gửi qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu và cơ quan thuế địa phương đã nối mạng.

      3. Thủ tục hải quan xuất khẩu tại chỗ
        a) Sau khi nhận được 02 tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ đã có xác nhận của Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu nộp hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu để làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.
        b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ:
        b.1) Tiếp nhận hồ sơ hải quan xuất khẩu tại chỗ;
        b.2) Tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra tính thuế (nếu có). Xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai hải quan;
        b.3) Lưu 01 tờ khai cùng các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả doanh nghiệp 01 tờ khai và các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình.

      4. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ và doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ đều làm thủ tục tại một Chi cục Hải quan, thì Chi cục Hải quan này ký xác nhận cả phần hải quan làm thủ tục xuất khẩu và hải quan làm thủ tục nhập khẩu.

      5. Đối với sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để kinh doanh nội địa thì thủ tục hải quan không thực hiện theo hướng dẫn tại Điều này mà thực hiện theo Thông tư số 116/2008/TT-BTC.

      II. Cách thức thực hiện:
      Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính

      • Thành phần, số lượng hồ sơ:
      1. Thành phần hồ sơ gồm:
        a) Tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ: nộp 04 bản chính;
        b) Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định giao hàng tại Việt Nam (đối với người xuất khẩu), hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (đối với người nhập khẩu), hợp đồng thuê, mượn: nộp 01 bản sao;
        c) Hoá đơn giá trị gia tăng do doanh nghiệp xuất khẩu lập (liên giao khách hàng): nộp 01 bản sao;
        d) Các giấy tờ khác theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (trừ vận tải đơn - B/L)

      2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

      III.Thời hạn giải quyết:

      • Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan);
      • Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy đinh tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16 Luật Hải quan):
      • Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
      • Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
        Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tòan bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.
      • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
      • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
        a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
        b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
        c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
      • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Xác nhận thông quan
      • Lệ phí (nếu có): 20.000 đồng / tờ khai theo TT 43/2009/TT-BTC
      • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục):
        Tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ theo TT 79/2009/TT-BTC
      • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính nếu có:
      • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Hải quan; NĐ 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/05; TT79/2009/TT-BTC.
      posted in Quy định và Văn bản pháp quy
      V
      VuHoang
    • Thủ tục nhập khẩu hàng mỹ phẩm

      Theo quy định tại Điều 35 Thông tư số 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế : Quy định về quản lý mỹ phẩm thì các sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành. Khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cấp số tiếp nhận.
      Như vậy, quy trình để mỹ phẩm nhập khẩu được lưu hành tại Việt Nam gồm 2 bước: làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm tại cơ quan Hải quan; bước tiếp theo là làm thủ tục công bố sản phẩm mỹ phẩm. Cụ thể:

      Bước 1: : Làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm tại cơ quan Hải quan Theo Điều 22 Luật Hải quan năm 2001, Luật hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005, hồ sơ hải quan có thể là hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử, bao gồm:

      • Tờ khai hải quan;
      • Hoá đơn thương mại;
      • Hợp đồng mua bán hàng hoá;
      • Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nhập khẩu hàng hóa mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
      • Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với mặt hàng mà người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan.
        Trình tự, thủ tục hải quan được thực hiện theo Điều 16 Luật Hải quan năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2005 như sau:
      • Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan;
      • Đưa hàng hóa đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế;
      • Nộp thuế nhập khẩu. Ngoài ra, bạn còn phải nộp thuế GTGT cho mặt hàng nhập khẩu. Để đáp ứng những tiêu chuẩn cho phép nhập khẩu một mặt hàng, bạn phải đảm bảo điều kiện quy định tại Điều 34 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 về điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hoá nhập khẩu, nghĩa vụ của người nhập khẩu quy định tại Điều 12 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007, các qui định liên quan đến quản lý nhập khẩu mỹ phẩm tại điều 35 Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế.

      Bước 2: Làm thủ tục công bố sản phẩm mỹ phẩm
      Để mỹ phẩm được lưu hành tại Việt Nam, tức đưa mỹ phẩm ra thị trường thì bạn cần làm thủ tục công bố sản phẩm mỹ phẩm bằng cách lập 01 bộ hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm gửi tới Cục Quản lý dược- Bộ Y tế.
      Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm bao gồm quy định tại Điều 4 Thông tư trên gồm các tài liệu sau:

      1. Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);
      2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp). Trường hợp mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất thì phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất (có chứng thực hợp lệ);
      3. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giấy uỷ quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư này.
      4. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu sau:
        a) CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.
        b) CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
      posted in Quy định và Văn bản pháp quy
      V
      VuHoang
    • Tìm Giải Pháp Quản Lý Hải Quan Đối Với Loại Hình Gia Công, Sản Xuất Xuất Khẩu

      Tại Hội nghị chuyên đề về quản lý hải quan đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu (SXXK), chế xuất do Tổng cục Hải quan tổ chức tại Bình Dương ngày 7-4, các đơn vị hải quan địa phương đã nhận định, phân tích những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc, đồng thời kiến nghị các giải pháp quản lý hải quan đối với loại hình đặc thù này.

      Thủ tục thông thoáng

      Đánh giá kết quả gần 1 năm triển khai Luật Hải quan 2014 và các quy định mới có liên quan đến loại hình gia công, SXXK, chế xuất, ông Vũ Lê Quân, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan– Tổng cục Hải quan cho rằng, phương thức quản lý hải quan đối với loại hình gia công, SXXK, DN chế xuất đã thay đổi cơ bản theo hướng tạo thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp; đơn giản hóa hồ sơ hải quan; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan Hải quan đối với loại hình này; triển khai biện pháp quản lý, theo dõi DN phù hợp với phương thức quản lý mới… Đáng chú ý, các quy định hiện hành đã bãi bỏ một số thủ tục hải quan về quản lý hàng gia công, SXXK, như: Không thông báo hợp đồng gia công, SXXK; không thông báo định mức sử dụng và tỷ lệ tiêu hao cho từng sản phẩm; không truyền dữ liệu và thanh khoản theo từng hợp đồng gia công, SXXK với cơ quan Hải quan.

      Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất; chia sẻ những thủ đoạn gian lận, vi phạm của DN, cũng như kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm, trốn thuế của DN đối với loại hình đặc thù này. Là các đơn vị hải quan trực tiếp triển khai các quy định mới, các đơn vị hải quan địa phương cho rằng, thực hiện các quy định mới, phương thức quản lý hải quan đối với loại hình gia công, SXXK, chế xuất đã thay đổi cơ bản theo hướng tạo thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động XNK của các DN. Theo đó, các DN thực hiện theo nguyên tắc tự tuân thủ các quy định, thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, kế toán, thống kê, lưu giữ, bảo quản các chứng từ, sổ sách… có liên quan đến quá trình sản xuất, gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài và xuất trình khi cơ quan Hải quan kiểm tra. Một trong những thay đổi lớn nhất về phương thức quản lý hải quan đối với loại hình gia công, SXXK là thực hiện báo cáo quyết toán sử dụng nguyên vật liệu theo năm tài chính.

      Mục đích của báo cáo quyết toán theo năm tài chính là tôn trọng quản trị nội bộ của DN. Hiện nay một số DN sử dụng hệ thống quản trị nội tốt để có thể kết xuất dữ liệu trình cho cơ quan Hải quan khi có yêu cầu. Tuy nhiên, vẫn còn một số DN thực hiện quản trị nội bộ chưa tốt, chủ yếu theo dõi thủ công, nhất là đối với loại hình gia công dẫn đến sự chênh lệch số liệu giữa các bộ phận trong nội bộ DN, việc kết xuất số liệu báo cáo theo năm tài chính rất khó khăn. Theo Cục Hải quan Bình Dương, nếu như trước đây, khi làm thủ tục hải quan theo loại hình gia công và nhập sản xuất XK, người khai hải quan phải thực hiện nhiều thủ tục, với nhiều loại giấy tờ, chứng từ thì nay đã cắt giảm đáng kể các khâu thủ tục, nhằm tạo thuận lợi, thông thoáng, giảm chi phí về thời gian, giấy tờ, đi lại… cho DN. Cụ thể, quy định mới đã bỏ thủ tục thông báo và tiếp nhận hợp đồng gia công; bỏ thủ tục thông báo, tiếp nhận định mức gia công, sản xuất XK; định mức thực tế sử dụng nguyên vật liệu được lưu tại DN và chỉ xuất trình khi có thanh tra, kiểm tra. Bỏ thủ tục thông báo mã nguyên liệu vật tư NK và mã sản phẩm XK. Hiện nay, DN chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc chuyển giao nguyên vật liệu giữa các hợp đồng gia công và chỉ phản ánh trong bảng nhập-xuất-tồn.

      Thủ tục thanh khoản theo từng hợp đồng gia công cũng được bỏ, DN chỉ thực hiện báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị theo năm tài chính của DN. Theo ông Vũ Lê Quân, bên cạnh những hiệu quả đạt được, việc triển khai quản lý theo quy định mới vẫn còn một số hạn chế, như: Thủ tục hải quan đã được đơn giản hóa đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, tuy nhiên cách áp dụng có nơi, có chỗ còn máy móc, còn có hiện tượng yêu cầu DN xuất trình giấy tờ, chứng từ nằm ngoài hồ sơ hải quan; việc triển khai các biện pháp quản lý DN theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan còn chậm

      Gỡ vướng để quản lý chặt chẽ

      Theo các đơn vị Hải quan địa phương, hiện công tác quản lý của cơ quan Hải quan đã phát sinh một số vấn đề khó thực hiện, cần tháo gỡ, sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Đại diện của Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, tại điểm 5 công văn số 1501/TCHQ–GSQL ngày 29-2-2016 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn: Việc triển khai theo dõi, thu thập, phân tích thông tin, đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Trong khi đó, hiện tại mỗi Chi cục có khoảng trên 200 DN thực hiện loại hình gia công, SXXK và chế xuất, nếu quy định thu thập thông tin thường xuyên, liên tục sẽ không đủ nhân lực để thực hiện và cũng không có mốc thời gian cụ thể. Từ vướng mắc này, Cục Hải quan Đồng Nai kiến nghị Tổng cục Hải quan có hướng dẫn khống chế cụ thể thời gian thu thập thông tin là thường xuyên, liên tục và định kỳ tối đa 3 tháng, công chức phải báo cáo Chi cục trưởng 1 lần đối với 1 DN về kết quả thu thập thông tin (trừ trường hợp có thông tin dấu hiệu vi phạm thì phải báo cáo ngay).

      Đối với việc theo dõi, kiểm tra hoạt động của DN gia công, SXXK, chế xuất, đại diện một số cục hải quan địa phương cho rằng, hiện nay, cơ quan Hải quan chưa có hệ thống thông tin nào để theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu tồn kho và sản phẩm đã xuất khẩu, sản phẩm tồn… làm cơ sở để đối chiếu với Báo cáo quyết toán theo năm tài chính của DN. Việc thông báo cơ sở sản xuất của DN thực hiện thủ công, hệ thống chưa có chức năng tiếp nhận và kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất nên công chức hải quan phải mở sổ theo dõi. Để thực hiện tốt việc quản lý, theo dõi DN có hoạt động gia công, SXXK, DN chế xuất, Cục Hải quan Bình Dương kiến nghị, thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro; tổ chức tốt việc thu thập thông tin DN; định kỳ hàng tháng phải có đánh giá mức độ rủi ro của từng DN để có biện pháp kiểm tra cho phù hợp, đảm bảo mỗi DN phải được kiểm tra ít nhất 1 lần. Đồng thời lập danh sách DN chưa được kiểm tra cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất để có biện pháp sàng lọc, đánh giá và thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất. Việc kiểm tra hồ sơ trước, hoàn thuế, không thu thuế sau, theo Cục Hải quan Long An, theo quy định tại Khoản 6 Điều 129 Thông tư 38/2015/TT-BTC được thực hiện tại trụ sở người nộp thuế. Vấn đề này gây khó khăn cho cả DN và Hải quan vì mất rất nhiều thời gian nhưng hiệu quả quản lý mang lại không cao. Theo phân tích của Cục Hải quan Long An, trên thực tế, nhiều DN có trụ sở rất xa trụ sở cơ quan Hải quan. Qua tìm hiểu, đa số DN đều mong muốn kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan. Để tạo thuận lợi cho DN, Cục Hải quan Long An kiến nghị sửa đổi theo hướng: Kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan, DN có trách nhiệm mang hồ sơ đến xuất trình cho cơ quan Hải quan.

      Trường hợp qua kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan nếu chưa đủ điều kiện hoàn thuế, không thu thuế thì tiến hành kiểm tra tại trụ sở DN. Về kiểm tra cơ sở sản xuất, theo đại diện Cục Hải quan TP.HCM, khi Thông tư 38/2015/TT-BTC có hiệu lực, có bắt buộc phải tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất của tất cả DN đang làm gia công, SXXK hay không.

      Trên thực tế các DN này đã hoạt động nhiều năm (trước khi Thông tư 38/2015/TT-BTC có hiệu lực) và đang thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, SXXK, Hải quan Khu chế xuất. Cục Hải quan TP.HCM đề xuất chỉ kiểm tra DN gia công, SXXK mới phát sinh. Các trường hợp trước đây đã kiểm tra cơ sở sản xuất thì trước mắt chưa kiểm tra, Cục sẽ có kế hoạch kiểm tra khi có thông tin thay đổi cơ sở sản xuất của DN. Ngoài ra, một số vướng mắc, kiến nghị liên quan đến thanh khoản hợp đồng gia công chuyển tiếp; tiêu chí kiểm tra đối với DN ưu tiên; phân loại hồ sơ hoàn thuế mới chỉ có văn bản hướng dẫn, chưa có quy định trong văn bản pháp quy… tất cả vướng mắc, kiến nghị đã được Cục Giám sát quản lý về hải quan ghi nhận và trao đổi tại hội nghị.

      Đồng thời, Cục Giám sát quản lý về hải quan cũng đưa ra những định hướng trong việc tổ chức quản lý doanh nghiệp thực hiện hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, như: Hoàn thiện cơ chế pháp lý để quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu trên cơ sở những vướng mắc phát sinh từ thực tế; tăng cường công tác quản lý, theo dõi DN; tăng cường năng lực quản lý của cơ quan hải quan; chú trọng phát triển công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kế toán, kiểm toán cho công chức hải quan; tăng cường công tác kiểm tra, nắm tình hình triển khai các quy định; sớm xây dựng phần mềm hỗ trợ theo dõi, quản lý DN để thống nhất quản lý một cách chặt chẽ, đúng quy định.

      posted in Quy định và Văn bản pháp quy
      V
      VuHoang
    • Vướng giải quyết thủ tục NK xe ô tô đã qua sử dụng

      Cơ quan Hải quan đang vướng mắc trong việc giải quyết thủ tục hải quan đối với trường hợp xe ô tô đã qua sử dụng nhưng chưa đăng ký lưu hành tại nước ngoài.

      Vướng mắc trên liên quan việc NK một lô hàng ô tô của Công ty TNHH Ô tô Thế giới. Trong lô hàng có một số chiếc đã dùng chạy thử trong nhà máy hoặc phục vụ triển lãm nên chưa đăng ký lưu hành. Đối chiếu với quy định hiện hành thì DN không đủ căn cứ để xác định và khai báo thuế cho lô hàng theo loại xe mới hay đã qua sử dụng.

      Cụ thể, tại điểm 1 mục I Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA hướng dẫn việc NK ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng quy định: Ô tô đã qua sử dụng là ô tô đã được sử dụng, được đăng ký với thời gian tối thiểu là 6 tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 km tính đến thời điểm ô tô về đến cảng Việt Nam.

      Như vậy, theo quy định tại Thông tư liên tịch 03 thì số xe trên chưa được đăng ký sử dụng tại nước ngoài và chưa chạy đủ 10.000 km nên chưa đủ cơ sở để xác định đã qua sử dụng.

      Do những chiếc xe này đã đi được một số km nhất định nên cơ quan Hải quan chưa có đủ cơ sở để xác định là xe ô tô chưa qua sử dụng để áp dụng chính sách hàng hóa NK và chính sách thuế. Trong khi đó, đối chiếu các quy định pháp luật hiện hành thì số xe ô tô NK của Công ty TNHH Ô tô Thế giới không thuộc danh mục hàng hóa cấm NK.

      Để giải quyết vướng mắc đối với trường hợp NK xe ô tô đã qua sử dụng chưa đăng ký lưu hành tại nước ngoài, Tổng cục Hải quan đang đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho ý kiến đối với việc NK xe ô tô trên để giải quyết thủ tục cho DN.

      posted in Quy định và Văn bản pháp quy
      V
      VuHoang
    • Dùng tờ khai giấy cho hàng quá cảnh khi hệ thống gặp sự cố

      Khi hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố, hàng quá cảnh sẽ được hướng dẫn các bước thủ tục cụ thể.

      Trong trường hợp này, hồ sơ hải quan sẽ bao gồm: tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/XK ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính và các chứng từ khác theo quy định tại điểm b.2, b.3, khoản 1, Điều 51.

      Người khai hải quan khai và nộp hai tờ khai hải quan giấy; xuất trình hồ sơ hải quan và hàng hóa cho chi cục hải quan nơi hàng hóa quá cảnh nhập và chi cục hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa quá cảnh xuất khi được yêu cầu.

      Bên cạnh đó, người khai hải quan có trách nhiệm vận chuyển đúng tuyến đường và thời gian quy định; đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, nguyên niêm phong hàng hóa; đồng thời thực hiện khai bổ sung tờ khai hải quan, hủy tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC.

      Bộ Tài chính cũng hướng dẫn cụ thể trách nhiệm của các đơn vị hải quan làm thủ tục đối với hàng quá cảnh. Trong đó chi cục hải quan nơi hàng hóa quá cảnh nhập thực hiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hàng hóa quá cảnh; kiểm tra hàng hóa; niêm phong hàng hóa; lập biên bản bàn giao; lập sổ theo dõi tờ khai hải quan giấy đối với hàng hóa quá cảnh; trường hợp đến thời hạn (ngày dự kiến đến đích được khai báo trên tờ khai) mà không nhận được hồi báo, chi cục hải quan nơi hàng hóa quá cảnh nhập phối hợp với chi cục hải quan nơi hàng hóa quá cảnh xuất để truy tìm và xử lý vi phạm (nếu có)…

      Đối với chi cục hải quan nơi hàng hóa quá cảnh xuất thực hiện tiếp nhận hồ sơ hải quan và hàng hóa quá cảnh do người vận chuyển xuất trình. Tiến hành kiểm tra tính nguyên vẹn của niêm phong hồ sơ hải quan và sự phù hợp các chứng từ trong hồ sơ hải quan; số, ký hiệu và sự nguyên vẹn của niêm phong hàng hóa với số, ký hiệu niêm phong thể hiện trên biên bản bàn giao và tình trạng bên ngoài của bao bì hàng hóa niêm phong (nếu hàng hóa có bao bì niêm phong).

      Hải quan nơi hàng hóa quá cảnh xuất lập biên bản về tình trạng nghi vấn và kiểm tra thực tế hàng hóa quá cảnh trong trường hợp phát hiện niêm phong hồ sơ, niêm phong hàng hóa hoặc bao bì không còn nguyên trạng.

      Bộ Tài chính cho biết, khi hệ thống hoạt động trở lại, nhưng lô hàng quá cảnh nhập đã mở tờ khai hải quan giấy thì tiếp tục thực hiện đến khi hoàn thành thủ tục XK khỏi Việt Nam và lưu hồ sơ thanh khoản riêng. Những lô hàng tiếp sau người khai hải quan phải thực hiện theo đúng quy định và đăng ký tờ khai độc lập trên hệ thống VNACCS hiện hành.

      posted in Quy định và Văn bản pháp quy
      V
      VuHoang
    • Phế liệu có được làm thủ tục nhập khẩu tại ICD hay không?

      Trước vướng mắc của cơ quan Hải quan về việc phế liệu NK có được làm thủ tục tại cảng cạn (ICD) hay không, Tổng cục Môi trường cho rằng, phế liệu NK phải được giám sát chặt chẽ để kiểm soát được rủi ro về môi trường ngay tại cửa khẩu nhập đầu tiên.

      Lý giải về điều này, theo Tổng cục Môi trường, các văn bản luật hiện hành quy định loại hình kinh doanh phế liệu NK là loại hình kinh doanh có điều kiện. Hoạt động NK phế liệu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro gây ô nhiễm môi trường cao, một số DN có thể lợi dụng kẽ hở pháp luật về thương mại, thông qua hoạt động NK để chuyển chất thải vào Việt Nam. Vì vậy, hoạt động NK phế liệu, kiểm soát chất lượng của phế liệu NK phải được giám sát chặt chẽ ngay tại cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên trước khi phế liệu được chuyển vào nội địa.

      Trong khi đó, ICD có chức năng là cửa khẩu, có rất nhiều cảng ICD trên lãnh thổ Việt Nam, nhiều cảng ICD nằm sâu trong nội địa hoặc ngay trung tâm các thành phố lớn, vì vậy nếu phế liệu NK được vận chuyển về cảng ICD sâu trong nội địa mới kiểm tra thực tế để thông quan thì sẽ khó khăn cho hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Hải quan, không kiểm soát được rủi ro về môi trường khi vận chuyển phế liệu cũng như xử lý phế liệu nếu vi phạm các quy định của pháp luật.

      Tổng cục Môi trường đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn các đơn vị hải quan thực hiện thủ tục kiểm tra thực tế để thông quan phế liệu NK ngay tại cửa khẩu nhập đầu tiên khi lô hàng phế liệu cập cảng, tạm thời không thực hiện thủ tục kiểm tra thực tế và thông quan tại ICD.

      posted in Quy định và Văn bản pháp quy
      V
      VuHoang
    • 8 bộ, ngành tham gia xây dựng văn bản hướng dẫn Luật Thuế XK, thuế NK sửa đổi

      Để đảm bảo Luật Thuế XK, thuế NK 2016 được thi hành có hiệu quả, kịp thời từ ngày 1-9-2016, là cơ quan chủ trì, Bộ Tài chính vừa có công văn gửi 7 Bộ có liên quan để rà soát các quy định hiện hành và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể theo đúng tiến độ.

      Các bộ, ngành có trách nhiệm ban hành các Danh mục hàng đối với hóa XNK để triển khai Luật thuế XK, thuế NK. Ảnh: T.Trang.

      Được biết, Luật Thuế XK, thuế NK 2016 có quy định về chính sách thuế đối với hàng hóa XNK, trong đó có quy định liên quan đến trách nhiệm thực thi của các bộ, ngành liên quan trong việc ban hành các Danh mục hàng hóa và việc áp dụng các mức thuế đối với hàng hóa XNK.

      Theo đó, liên quan đến lĩnh vực cụ thể, mỗi bộ có những nhiệm vụ cụ thể sau: Bộ Công Thương nghiên cứu đề xuất ban hành văn bản hướng dẫn việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.

      Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành các Danh mục mặt hàng trong nước đã sản xuất được để lằm căn cứ thực hiện việc miễn thuế XNK. Cụ thể bao gồm: Danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được; Danh mục nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước đã sản xuất được để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư; Danh mục nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước đã sản xuất được để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo;…

      Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành các Danh mục hoặc tiêu chuẩn để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế NK, bao gồm các danh mục: Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây truyền công nghệ sử dụng cho dự án ưu đãi đầu tư; Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí; Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ phục vụ cho hoạt động đóng tàu; Danh mục tài liệu, sách báo khoa học dùng cho nghiên cứu khoa học.

      Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục về giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước đã sản xuất được, cần thiết NK để làm căn cứ miễn thuế.

      Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm ban hành Danh mục máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng NK phục vụ hoạt động in đúc tiền.

      Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục sản phẩn XK được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải để làm căn cứ miễn thuế.

      Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục hàng hóa NK chuyên dùng trong nước đã sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục để làm căn cứ miễn thuế.

      Với cương vị là cơ quan chủ trì, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành trong quá trình triển khai ban hành các văn bản hướng dẫn để đảm bảo việc thực thi Luật Thuế XK, thuế NK sửa đổi được hiệu quả.

      Như vậy, tính cả Bộ tài chính là cơ quan chủ trì sẽ có 8 bộ, ngành cùng tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Thuế XK, thuế NK sửa đổi. Được biết, để hướng dẫn triển khai các quy định của Luật Thuế XK, thuế NK sửa đổi, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ ban hành 12 Nghị định hướng dẫn Luật.

      posted in Quy định và Văn bản pháp quy
      V
      VuHoang
    • Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm Bộ Văn hóa

      Dưới đây là Thông tư hướng dẫn về việc xin giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm của bộ văn hóa thể thao du lịch mọi người có thể tham khảo:
      THÔNG TƯ
      Hướng dẫn Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012
      của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm
      không nhằm mục đích kinh doanh


      Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
      Căn cứ Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh;
      Theo đề nghị của Chánh Văn phòng;
      Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh,
      Mục 1
      QUY ĐỊNH CHUNG

      Điều 1.Phạm vi điều chỉnh
      Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm không nhằm mục đích kinh doanh bao gồm: Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm; hoạt động tạm xuất khẩu - tái nhập khẩu, tạm nhập khẩu - tái xuất khẩu văn hoá phẩm.
      Mục 2
      XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VĂN HÓA PHẨM

      Điều 2.Văn hoá phẩm xuất khẩu
      Văn hoá phẩm xuất khẩu không cần giấy phép của cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP bao gồm những loại sau:

      1. Các loại băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình các loại phim, các loại băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung, các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh, hình ảnh đã phát hành, lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.
      2. Các loại phim chụp ảnh, băng, đĩa ghi tiếng, ghi hình có nội dung về sinh hoạt cá nhân, gia đình.
      3. Các loại tranh, tượng, tác phẩm mỹ thuật không vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP là tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức và không phải là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
        Điều 3. Thủ tục giám định văn hóa phẩm xuất khẩu
      4. Cá nhân, tổ chức có văn hóa phẩm phải được giám định trước khi xuất khẩu theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị giám định tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch có thẩm quyền được quy định tại Điều 4 Thông tư này. Hồ sơ đề nghị giám định gồm:
        a) Đơn đề nghị giám định văn hóa phẩm (mẫu đơn BM.GĐ ban hành kèm theo Thông tư này);
        b) Văn hóa phẩm đề nghị giám định;
        c) Bản gốc hoặc bản sao có công chứng quyết định cho phép hợp tác làm phim với nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền; bản gốc hoặc bản sao có công chứng quyết định cho phép xuất khẩu di vật, cổ vật (bao gồm cả di vật, cổ vật tái xuất khẩu) của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
        d) Tài liệu có liên quan chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của di vật, cổ vật.
      5. Thời gian giám định tối đa không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan giám định sẽ quyết định thời gian giám định. Biên bản giám định văn hóa phẩm là cơ sở để cơ quan hải quan giải quyết thủ tục xuất khẩu văn hóa phẩm.
        Điều 4. Thẩm quyền giám định văn hóa phẩm xuất khẩu
        Cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch có trách nhiệm giám định văn hóa phẩm xuất khẩu theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
      6. Phòng Quản lý xuất nhập văn hóa phẩm thuộc Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm thủ tục giám định văn hóa phẩm đối với cá nhân, tổ chức ở Trung ương.
      7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch uỷ quyền làm thủ tục giám định văn hóa phẩm đối với cá nhân, tổ chức tại địa phương.
        Điều 5. Văn hóa phẩm nhập khẩu
        Phim điện ảnh, phim truyền hình được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP bao gồm các loại: Phim để chiếu, phát sóng, làm mẫu giới thiệu, trình Hội đồng duyệt, phổ biến, phát hành theo quy định của pháp luật trên các hệ thống rạp, hệ thống truyền hình trong toàn quốc hoặc trên địa bàn từ hai địa phương trở lên.
        Điều 6.Hồ sơ nhập khẩu văn hóa phẩm
        Giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP được áp dụng như sau:
      8. Cá nhân, tổ chức nhập khẩu phim để phổ biến theo quy định của pháp luật phải cung cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả; hợp đồng; bản dịch tóm tắt nội dung phim.
      9. Cá nhân, tổ chức nhập khẩu di vật, cổ vật phải cung cấp giấy chứng nhận hoặc cam kết sở hữu hợp pháp đối với di vật, cổ vật.
      10. Cá nhân, tổ chức làm dịch vụ giao nhận vận chuyển văn hóa phẩm nhập khẩu cho khách hàng phải cung cấp giấy ủy quyền.
        Điều 7.Văn hóa phẩm của cá nhân, tổ chức được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao
        Cá nhân, tổ chức Việt Nam nhận văn hóa phẩm nhập khẩu của cá nhân, tổ chức được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao quy định tại Điều 12 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP trực tiếp làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm tại cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch có thẩm quyền theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
        Điều 8.Thẩm quyền của cơ quan cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm
        Cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu văn hoá phẩm theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
      11. Phòng Quản lý xuất nhập khẩu văn hoá phẩm thuộc Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm thủ tục đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
      12. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch uỷ quyền làm thủ tục đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
        Điều 9.Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu
        Giấy phép nhập khẩu văn hoá phẩm (BM.GP); Biên bản giám định và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu (BM.BBGĐ); Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm (BM.NK); Đơn đề nghị giám định văn hóa phẩm xuất khẩu (BM.GĐ); Niêm phong văn hóa (BM.NP) của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
        Mục 3
        ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

      Điều 10.Hiệu lực thi hành
      Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.
      Điều 11.Trách nhiệm thi hành
      Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
      Nơi nhận:

      • Văn phòng Chính phủ;
      • Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
      • Lãnh đạo Bộ VHTTDL;
      • Các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ;
      • UBND cấp tỉnh/thành;
      • Sở VHTTDL;
      • Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp;
      • Công báo;
      • Website Chính phủ;
      • Website Bộ VHTTDL;
      • Lưu: VT, VHP (05), NTN (200).

      BỘ TRƯỞNG
      (đã ký)
      Hoàng Tuấn Anh

      posted in Quy định và Văn bản pháp quy
      V
      VuHoang